Sau những kỳ thi THPTQG, hàng loạt trường đại học, cao đẳng công bố các phương án tuyển sinh. Bên cạnh những phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp. Nhiều trường đã mở thêm những phương thức khác như: ưu tiên xét tuyển những thí sinh sở hữu chứng chỉ IELTS, TOEFL,…
Hiện nay có rất nhiều trường đại học và cao đẳng ưu tiên xét tuyển những thí sinh có chứng chỉ tiếng anh quốc tế như: IELTS, TOEFL,… Vậy đây có phải một sự thiếu công bằng cho học sinh vùng nông thôn?

Theo thống kê và cập nhật mới nhất, hiện có khoảng 20 trường đại học tuyển thẳng và xét tuyển IELTS:
TÊN TRƯỜNG | ĐIỂM |
Trường Đại học ngoại thương | 6.5 IELTS |
Trường Đại học kinh tế quốc dân | 5.5 IELTS |
Trường Đại học Y Dược TPHCM | 6.0 IELTS |
Khối Đại học Quốc gia Hà Nội | 5.5 IELTS |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền | 4.5 IELTS |
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội | 6.0 IELTS |
Trường Đại học Bách khoa TPHCM | 6.0 IELTS |
Trường Đại học Luật TPHCM | 6.0 IELTS |
Trường Đại học FPT | 6.0 IELTS |
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội | 5.5 IELTS |
Học viện Chính sách Phát triển | 4.5 IELTS |
Trường Đại học Giao thông vận tải | 4.0 IELTS |
Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 4.0 IELTS |
Trường Đại học Mỏ – Địa chất | 4.5 IELTS |
Trường Đại học Phenikaa | 5.5 IELTS |
Học viện Phụ nữ Việt Nam | 5.5 IELTS |
Trường Đại học Thương mại | 5.5 IELTS |
Và theo PGS.TS Vũ Thị Hiền – Trưởng phòng quản lý đào tạo (Đại học Ngoại thương) cho biết: “Các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS, TOEFL có độ tin cậy cao nên việc xét tuyển dựa vào các chứng chỉ này sẽ là xu hướng của các trường đại học.”
Nhưng liệu cách thức xét tuyển này có thật sự công bằng với những học sinh vùng nông thôn? Bởi đâu phải ai cũng có điều kiện tiếp cận với tiếng Anh từ sớm và biết đến những kỳ thi mang chứng chỉ quốc tế như vậy.
Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với các thế hệ tương lai là không thể phủ định. Việc làm quen với ngoại ngữ chính là điều kiện giúp bản thân phát triển toàn diện. Tuy nhiên, với học sinh vùng nông thôn thì việc tiếp cận tiếng Anh còn nhiều hạn chế. Cách dạy áp dụng quá nhiều lý thuyết mà thiếu thực hành. Chỉ tập trung vào thi cử là một trong những rào cản lớn nhất của học sinh vùng nông thôn. Trong 4 kỹ năng cần thiết của tiếng Anh: Nghe, Nói, Đọc và Viết, học sinh chỉ được chú trọng kỹ năng đọc hiểu để làm bài thi. Vì vậy, đối với cách thức xét tuyển ưu tiên những chứng chỉ quốc tế vô tình tạo ra một “bức tường vô hình” với học sinh vùng sâu vùng xa.

Tuy vậy, việc xét tuyển đầu vào các trường đại học/ cao đẳng không thật sự “bất bình đẳng” như nhiều người thường nghĩ. IELTS hay các chứng chỉ khác được áp dụng vào hình thức xét tuyển cũng chỉ mang một mục đích chính là: nâng cao năng lực tiếng Anh của học sinh và tiết kiệm được rất thời gian.
Thấu hiểu được những nỗi băn khoăn đó. IELTS Nam Long đã được thành lập với sứ mệnh đơn giản hóa ước mơ học tiếng Anh của người Việt. Giúp nhiều em học sinh vùng nông thôn có cơ hội tiếp cận với những chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Từ đó, giúp các bạn có cái nhìn cởi mở hơn và xóa bỏ mọi rào cản về ngôn ngữ.
Tìm hiểu thêm chi tiết về lớp học IELTS Xóa Bỏ Rào Cản của Nam Long tại Website và Fanpage chính thức nhé! Hy vọng đây chính là bước đầu trong việc phát triển ngôn ngữ toàn diện cho trẻ vùng nông thôn. Đồng thời từng bước nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ngoại ngữ, để không ai bị bỏ lại phía sau.